Nhiều khi chủ xe gặp phải tình trạng xe bị khóa vô lăng, bối rối không biết nên xử lý thế nào. Tình huống này rất dễ xảy ra đối với những tay lái mới, chưa có nhiều kinh nghiệm đi xe. Bạn cần phải hiểu nguyên nhân và tìm ra phương án giải quyết phù hợp. Ngoài ra, chủ xe cũng cần một phương án để khóa vô lăng nhằm tránh trộm cắp, mà vẫn dễ dàng gỡ khóa khi cần.

Trong bài viết này, XePro sẽ chỉ ra nguyên nhân xe bị khóa vô lăng, cách xử lý cũng như gợi ý một vài loại khóa vô lăng chống trộm ô tô được nhiều người sử dụng.

Nguyên nhân xe bị khóa vô lăng

Xoay vô lăng sau khi tắt xe

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc vô lăng ô tô bị khóa chặt là do người dùng cố ý xoay vô lăng để chỉnh bánh xe cho thẳng sau khi đỗ và tắt máy xe. Nhiều chủ xe không biết vô lăng tự khóa là tính năng mà các hãng sản xuất xe hơi trang bị nhằm tránh những rủi ro như trộm xe, tránh đâm thẳng xuống dốc,... Khi động cơ tắt, bơm trợ lực sẽ ngừng hoạt động, dẫn đến vô lăng ô tô bị khóa. 

Bơm trợ lực gặp trục trặc

Bơm trợ lực gặp trục trặc

Bơm trợ lực bị kẹt, hỏng hay gặp trục trặc cũng sẽ khiến xe bị khóa cứng vô lăng. Đây là lỗi nhiều chủ xe gặp phải mà không để ý. Dù xe vẫn điều khiển được dễ dàng nhưng sau một thời gian, vô lăng sẽ bị khóa ngay khi ô tô đang di chuyển.

Chuyển hướng gấp

Việc thường xuyên chuyển hướng nhanh, phanh gấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống truyền động của xe. Bởi động cơ dễ bị tổn thương và làm vô lăng bị khóa ngay cả khi đang lái xe. Ngoài ra, rẽ đột ngột cũng sẽ khiến bơm trợ lực bánh lái bị kẹt. Cho nên, chủ xe cần quay xe hoặc chuyển hướng từ từ.

Dây curoa trượt trên puly

Mòn Puly

Đây là hiện tượng mà chủ xe thường gặp phải khi trời mưa. Sau một thời gian dài sử dụng, dây curoa chính của máy sử dụng lâu ngày sẽ bị mòn. Khi đó, nếu nước bắn vào làm dây curoa bị ướt và dễ trượt trên puly. Từ đó, hệ thống máy móc và động cơ của xe không đồng tốc. Xe sẽ hiểu là máy bị lỗi nên tác động tới hệ thống lái và khóa tay lái lại.

Đánh lửa xe bị khóa

Đối với những dòng xe có xi lanh đánh lửa, trường hợp này rất dễ xảy ra do chìa khóa không thể mở hay khóa động cơ. Đặc biệt khi đang lái xe với tốc độ cao hay đi trên đường đông, cao tốc, điều này cực kỳ nguy hiểm. Hệ thống đánh lửa quá tải sẽ dẫn đến vô lăng ô tô tự động khóa. Cho nên, chủ xe cần kiểm tra định kỳ hệ thống đánh lửa để nhanh chóng xử lý khi có vấn đề.

Cách mở khóa vô lăng ô tô nhanh chóng

Khởi động lại máy ô tô

mở khóa vô lăng nhanh chóng

Cách xử lý đơn giản nhất là khởi động lại máy, vô lăng sẽ tự mở khóa. Hiện nay trên thị trường có hai loại khóa ô tô chính là khóa có xi lanh đánh lửa và có nút khởi động. Với mỗi loại khóa khác nhau, chủ xe sẽ có các phương pháp riêng để mở vô lăng ô tô.

Ô tô có xi lanh đánh lửa 

Đây là dòng xe có khóa tay lái kết nối trực tiếp với xi lanh đánh lửa. Để mở khóa, chủ xe tra khóa và vặn chìa từ vị trí LOCK (hoặc 0) đến vị trí ACC (hoặc I). Sau đó đánh vô lăng ô tô sang trái hoặc phải. Tuy nhiên, nếu không khởi động được, bạn có thể thử sử dụng cách làm trơn ổ khóa bằng một vài dung dịch làm sạch ổ như RP7 hay dầu nhớt. Tiếp đó cắm khóa nhiều lần và vặn chìa. 

Ô tô có nút khởi động

Với dòng xe này, khóa vô lăng là một khóa điện tử cho xe. Người dùng sẽ lắc vô lăng sang trái với lực vừa đủ. Tiếp đó, nhấn nút Start/Stop. Hệ thống đánh lửa sẽ tự động chuyển sang chế độ ACC và mở khóa vô lăng tự động, không cần khởi động xe. 

Lưu ý khi khởi động lại máy ô tô

  • Vô lăng ô tô chỉ di chuyển theo hướng không bị chốt khóa
  • Không nên lắc mạnh vô lăng vì như thế dễ khiến vô lăng dễ hỏng, việc mở khóa càng trở nên khó khăn hơn.
  • Không nên chuyển hướng khóa. Hãy vặn vô lăng theo 1 hướng cố định khi mở.
  • Nên kéo chìa khóa cách ổ 2-3mm bởi khi khóa đã dùng lâu, chúng dễ bị bào mòn, không chính xác như lúc đầu.

Bôi trơn ổ khóa

Nếu ổ khóa bị rít, khó mở, bạn hãy bôi trơn ổ khóa bằng cách dùng chất làm sạch ổ xịt vào trong rồi từ từ cắm chìa vào. Cứ như thế, cắm vào rút ra nhiều lần để làm sạch các vết bẩn ở sâu bên trong ổ khóa. Tuy nhiên, khi cắm chìa nhưng không thể xoay được thì là do khóa bị cong hoặc gãy. Nếu bị sứt hay mòn, chìa sẽ không chính xác để tiếp xúc với các răng trong ổ, dẫn đến việc không mở khóa được. Khi đó hãy làm một chiếc khóa mới theo đúng như xe ô tô.

Thay ổ khóa

Thay ổ khóa vô lăng

Cách này chỉ nên áp dụng đối với những xe bị khóa vô lăng nhiều lần bởi bạn sẽ phải tốn khá nhiều chi phí. Bạn có thể tham khảo các hướng dẫn dưới đây để thay ổ khóa mới:

  • Thắp cổ vô lăng ô tô
  • Dùng tua vít phù hợp với ốc để mở ổ khóa
  • So sánh ổ khóa cũ và mới
  • Lắp ổ mới vào đúng vị trí ban đầu
  • Gắn cụm khóa lại và khởi động vô lăng để kiểm tra.

Chủ xe hãy đảm bảo rằng ổ khóa mới hoạt động tốt hơn, không bị kẹt bằng cách tra ổ khóa nhiều lần xem ổ có trơn hay không. 

Thay thế và bảo trì các bộ phận

Ngoài ra, như đã đề cập, có các lý do chủ xe thường gặp khi xe bị khóa tay lái: sử dụng sai chìa khóa, thường xuyên quay gấp đầu xe, bơm trợ lực bị hỏng hoặc đánh lửa xe có vấn đề. Tùy từng nguyên nhân, bạn có thể sử dụng các phương án sau để khắc phục:

  • Thay mới bơm trợ 
  • Cài đặt bộ công tắc đánh lửa mới
  • Làm sạch và bôi trơn trụ lái
  • Bảo dưỡng định kỳ các bộ phận trong xe

Lưu ý khi xe bị khóa tay lái

Lưu ý khi xe bị khóa cứng tay lái
  • Nhầm tay lái nặng với vô lăng bị khóa

Nhiều người sẽ nhầm tay lái nặng với vô lăng bị khóa nếu không để ý kỹ. Đây là vấn đề mà các chủ xe thường gặp phải nếu sử dụng dòng xe có hệ thống trợ lực điện. Khi bạn tắt máy, bộ phận bơm dầu hỗ trợ hệ thống lái và phanh sẽ không nhận được năng lượng. Từ đó, tay lái sẽ nặng hơn và khó điều khiển. 

  • Không đánh vô lăng sau khi khóa xe

Khi thực hiện thao tác đỗ xe, người lái không nên đánh lái do vô lăng dễ bị khóa sau khi tắt máy rút chìa khóa. Với các dòng ô tô dùng khóa cơ, chủ xe nên tránh cố gắng kéo chìa khi đậu xe bánh lái không thẳng bởi điều này sẽ khiến vô lăng bị khóa. Hơn nữa, tài xế khó tra chìa vào ổ ở các loại xe này.

Các loại khóa vô lăng chống trộm ô tô tốt nhất hiện nay

Khóa bóng chày V1

Khóa bóng chày V1

Loại khóa này được thiết kế giống một chiếc gậy bóng chày, có nhiều màu khác nhau. Đây là sản phẩm được nhiều người chọn vì dễ sử dụng và mức giá phải chăng. Các đặc điểm chính:

  • Được làm bằng thép hợp kim chắc chắn.
  • Kích thước nhỏ gọn kiệm diện tích, chỉ 61cm x 6.3cm.
  • Trọng lượng nhẹ, chỉ khoảng 1kg. 
  • Màu sắc đa dạng như xanh lá, cam, xanh dương, đỏ, cho bạn thoải mái lựa chọn.

Sản phẩm có mức giá khá rẻ, chỉ khoảng 150.000 đồng/ chiếc.

Khóa vô lăng chống trộm ô tô kiêm gậy tự vệ V2

Khóa vô lăng chống trộm ô tô kiêm gậy tự vệ V2

Đây là phiên bản thứ hai sau v1 và được thiết kế thời trang hơn, được làm từ chất liệu hợp kim chắc chắn và có 3 chìa khóa sơ cua. Đặc biệt, khóa vô lăng còn có thêm búa phá kính, đề phòng trong trường hợp khẩn cấp. Các đặc điểm chính: 

  • Chất liệu thép hợp kim chuyên dụng, chất lượng cao.
  • Thiết kế thông minh, dễ dàng sử dụng.
  • Kích thước nhỏ gọn từ 43 đến 68 cm, tiết kiệm diện tích. Trọng lượng chỉ 1366 gram.
  • Màu sắc và kiểu dáng đẹp đẽ, sang trọng. 

Khóa hình chữ T

Khóa chữ T

Đặc điểm của chiếc khóa vô lăng này là thiết kế nhỏ gọn. Hơn nữa, việc sử dụng và khóa nhanh chóng, dễ dàng. Các đặc điểm chính:

  • Hợp kim nhôm chất lượng cao, đảm bảo tuổi thọ cho khóa.
  • Sử dụng hai màu đen, vàng. 
  • Thiết kế phổ biến, dùng được cho cả xe hơi và xe tải.
  • Gọn gàng, không tốn diện tích do thân khóa đặt trên taplo. 

Mức giá sản phẩm khoảng 220.000 đồng.

Kết luận

Vô lăng ô tô bị khóa là điều mà nhiều chủ xe mắc phải, đặc biệt là khi mới tập lái. Nguyên nhân chủ yếu do đây là tính năng an toàn của xe, do đó bạn không cần quá lo lắng. Ngoài ra, nếu muốn bảo vệ vô lăng an toàn hơn, bạn có thể sử dụng khóa vô lăng chống trộm ô tô hay bán ngoài thị trường. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết mua khóa ở đâu, hãy truy cập vào XePro - trang thương mại điện tử dành riêng cho những người chơi xe. Tại đây bạn sẽ tìm được những phụ kiện ô tô chất lượng với giá cả phải chăng.